1) IQ (INTELLIGENCE QUOTIENT) - CHỈ SỐ THÔNG MINH:
Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ ... để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán ...
Chỉ số IQ chịu sự tác động của gen, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng khi nhỏ (DHA), điều kiện nuôi dưỡng, thứ tự sinh trong nhà (con cả thông minh hơn) .
2) EQ (EMOTIONAL QUOTIENT) - TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC:
Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Cách bớt thù thêm bạn, nhiều người giúp đỡ cũng giúp đỡ được nhiều người. Biết cách vui vẻ đối diện với những vấn đề bị xúc phạm.
EQ có khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
Với trẻ nhỏ cần nói chuyện tình cảm, hỏi những bức xúc chúng có thể gặp phải, đưa ra phương án tháo gỡ, biết bao dung, chia sẻ, nhường nhịn, không quên sự việc nhưng biết tha thứ. Và song song đó cũng phải biết ra quyết định. Sự kết hợp giữa EQ và IQ tạo ra một trí não siêu việt.
EQ cao giúp bản thân luôn có thái độ sống tích cực, không bị stress tâm lý, công việc và cuộc sống không bị ngắt quãng. Ngôn ngữ người có EQ cao thường phong phú, dễ giải quyết mâu thuẫn của chính mình cũng nhưng mâu thuẫn với người khác.
3) SQ (SOCIAL QUOTIENT SQ) - THÔNG MINH XÃ HỘI:
Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
4) CQ (CREATIVE INTELLIGENCE) - TRÍ THÔNG MINH SÁNG TẠO:
Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
5. PQ (PASSION QUOTIENT) - CHỈ SỐ ĐAM MÊ:
Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số đam mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ)
6. AQ (ADVERSITY QUOTIENT) - CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ:
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, gọi tắt là chỉ số vượt khó).
Chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
Đối diện khó khăn
Xoay chuyển cục diện
Vượt lên nghịch cảnh
Tìm được lối ra
Đa phần những người có chỉ số EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhưng không phải bao giờ và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Thực tế cho thấy rất nhiều người tốt về cảm xúc, tốt về nhân cách nhưng… việc không thành, cuộc đời vẫn lắm bất hạnh.
Nói như tác giả của chỉ số AQ (Paul G.Stoltz): “Người tốt vẫn có thể là người không bền lòng theo đuổi mục đích. Dù biết đó là mục đích cao đẹp nhưng họ không đủ can trường để đi tới. Bởi vì, bao giờ cũng vậy, mục đích cao đẹp luôn đi kèm với những thử thách cực kỳ khó mà chỉ ai dám vượt khó mới có thể tới đích”. Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.
7. SQ (SPEECH QUOTIENT) - TRÌNH ĐỘ BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ:
SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.
8. MQ (MORAL QUOTIENT) - CHỈ SỐ ĐẠO ĐỨC:
Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient - MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét