This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Tristan Do lên tiếng ủng hộ tuyển Việt Nam, phủ nhận thông tin giả mạo

Tristan Do vừa đăng tải trên trang cá nhân của mình khẳng định anh tự hào với dòng máu Việt Nam và ủng hộ “Những chú rồng vàng” tiến bước ở Asian Cup. Tuyển thủ Thái Lan phủ nhận những thông tin thất thiệt trước đây liên quan tới việc anh lựa chọn tuyển quốc gia.
 

Tuyển thủ Thái Lan, Tristan Do (Tristan Đỗ) mang trong mình khá nhiều dòng máu, anh có ông nội là người Việt Nam và mẹ là người Pháp. Người hâm mộ bóng đá Việt Nam từng mong muốn hậu vệ cánh phải này thi đấu cho tuyển Việt Nam, nhưng sau đó anh lại chọn cống hiến cho tuyển Thái Lan.

Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi có thông tin về việc Tristan Đỗ khinh miệt đội tuyển Việt Nam. Từ yêu thành ghét, không ít cổ động viên đã hả hê khi cầu thủ này dính chấn thương, cũng như đội tuyển Thái Lan bị loại sớm ở Asian Cup. Trước vấn đề trên, đích thân tuyển thủ Thái Lan lên tiếng trên trang cá nhân ở Instagram để giải thích về lý do lựa chọn khoác áo “Những chú voi chiến”.

“Tôi chỉ muốn làm rõ vấn đề này. Tôi rất tự hào khi có ông nội là người Việt Nam và sinh sống gần như cả cuộc đời ở Thái Lan. Tôi cũng tự hào với việc bố tôi được sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, cũng như  việc mẹ tôi là người Pháp”, Tristan Do mở đầu bài viết.

“Tôi tự hào mình là thành viên trong một gia đình đa sắc tộc, điều tạo nên thế giới hiện đại ngày nay. Sự đa dạng về văn hóa tạo nên con người tôi ngày hôm nay và tôi không thể thay đổi điều đó với bất cứ lý do gì”.

“Tôi thấy mình phù hợp với Thái Lan, bởi đây là nơi bố tôi được sinh ra, lớn lên và ông ấy chỉ nói được tiếng Thái Lan. Sau này, ông ấy chuyển sang Pháp và chưa từng đến Việt Nam trước khi trưởng thành”.

“Lựa chọn này không thể thay đổi nguồn gốc của tôi, cũng như tôi không hề phủ nhận về nguồn gốc của mình. Bóng đá và những giải đấu như Asian Cup đều mang ý nghĩa kết nối mọi người lại gần nhau. Tôi muốn nói rõ thông qua tin nhắn này tới những người chia sẻ những thông tin giả mạo, tạo ra sự thù ghét, thiếu tôn trọng. May mắn thay đó chỉ là số ít người”.

“Tôi vui mừng với đội tuyển Việt Nam (lọt vào tứ kết Asian Cup), vui cho cả nền bóng đá khu vực Đông Nam Á. Các đội bóng Đông Nam Á mạnh mẽ hơn sẽ giúp chúng ta cùng tiến lên. Hãy mở rộng suy nghĩ của mình, giờ đã là năm 2019”.

Con người và các chỉ số (IQ, EQ, PQ, ...)

1) IQ (INTELLIGENCE QUOTIENT) - CHỈ SỐ THÔNG MINH:

Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ ... để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán ...

Chỉ số IQ chịu sự tác động của gen, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng khi nhỏ (DHA), điều kiện nuôi dưỡng, thứ tự sinh trong nhà (con cả thông minh hơn) .

2) EQ (EMOTIONAL QUOTIENT) - TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC:

Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Cách bớt thù thêm bạn, nhiều người giúp đỡ cũng giúp đỡ được nhiều người. Biết cách vui vẻ đối diện với những vấn đề bị xúc phạm.

EQ có khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

Với trẻ nhỏ cần nói chuyện tình cảm, hỏi những bức xúc chúng có thể gặp phải, đưa ra phương án tháo gỡ, biết bao dung, chia sẻ, nhường nhịn, không quên sự việc nhưng biết tha thứ. Và song song đó cũng phải biết ra quyết định. Sự kết hợp giữa EQ và IQ tạo ra một trí não siêu việt.

EQ cao giúp bản thân luôn có thái độ sống tích cực, không bị stress tâm lý, công việc và cuộc sống không bị ngắt quãng. Ngôn ngữ người có EQ cao thường phong phú, dễ giải quyết mâu thuẫn của chính mình cũng nhưng mâu thuẫn với người khác.

3) SQ (SOCIAL QUOTIENT SQ) - THÔNG MINH XÃ HỘI:

Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).

4) CQ (CREATIVE INTELLIGENCE) - TRÍ THÔNG MINH SÁNG TẠO:

Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.

5. PQ (PASSION QUOTIENT) - CHỈ SỐ ĐAM MÊ:

Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số đam mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ)

6. AQ (ADVERSITY QUOTIENT) - CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ:

AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, gọi tắt là chỉ số vượt khó).

Chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

Đối diện khó khăn

Xoay chuyển cục diện

Vượt lên nghịch cảnh

Tìm được lối ra

Đa phần những người có chỉ số EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhưng không phải bao giờ và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Thực tế cho thấy rất nhiều người tốt về cảm xúc, tốt về nhân cách nhưng… việc không thành, cuộc đời vẫn lắm bất hạnh.

Nói như tác giả của chỉ số AQ (Paul G.Stoltz): “Người tốt vẫn có thể là người không bền lòng theo đuổi mục đích. Dù biết đó là mục đích cao đẹp nhưng họ không đủ can trường để đi tới. Bởi vì, bao giờ cũng vậy, mục đích cao đẹp luôn đi kèm với những thử thách cực kỳ khó mà chỉ ai dám vượt khó mới có thể tới đích”. Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.

7. SQ (SPEECH QUOTIENT) - TRÌNH ĐỘ BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ:

SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.

8. MQ (MORAL QUOTIENT) - CHỈ SỐ ĐẠO ĐỨC:

Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient - MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau.

Người gốc hoa nắm giữ kinh tế đông nam á

Người Hoa là bộ phận dân số ở các nước Đông Nam Á. Họ di cư xuống Đông Nam Á lâu đời do tránh chiến tranh và buôn bán. Với khả năng buôn bán, sẵn vốn tiếng Trung Quốc, cùng với nền kinh tế phát triển của Trung Quốc khiến cho cộng đồng người Hoa tại Đông Nam Á có nguồn lực mạnh để phát triển.

Tại Indonexia, người Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế Indonesia. Người Hoa chỉ chiếm 2,5% trong tổng dân số Indonesia, nhưng lại kiểm soát tới trên 70% kinh tế nước này, trong đó kiểm soát trên 75% ngành sản xuất bánh mì, miến, kiểm soát 80% ngành may mặc, 65% ngành nhuộm và 80% ngành lâm sản. Cuối năm 1993, 68% doanh nghiệp quy mô lớn của Indonesia do người Hoa kiểm soát

Tại Thái Lan, người Hoa là thế lực nắm huyết mạch kinh tế của Thái Lan. Người gốc Hoa chiếm 10% dân số Thái Lan, nhưng chiếm trên 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của ngành ngân hàng. Năm 2000, Ngân hàng và công ty tài chính của người Hoa ở Thái Lan có tài sản tới trên 22,2 tỉ USD, lớn hơn tài sản 21,8 tỉ USD của Chính phủ và Hoàng gia Thái Lan cộng lại. Chính vì vậy mà địa vị người Hoa ở Thái Lan rất cao, nhiều người gốc Hoa từng làm thủ tướng Thái Lan như anh em Thủ tướng nhà Thaksin Shinawatra. Người gốc Hoa cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong Chính phủ Thái Lan

Tại Philippine, người Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế. Họ chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Đã có những người gốc Hoa làm Tổng thống Philippin như bà Tổng thống Acquino.Thống kê năm 2000 cho thấy người Hoa sở hữu hơn 50% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Philippines.

Tại một nước theo đạo hồi như Malaysia, người Malaysia gốc Hoa chi phối trong các lĩnh vực thương nghiệp và mậu dịch, kiếm soát xấp xỉ 70% kinh tế Malaysia.

Tỷ lệ người Hoa so với dân bản địa đông hơn hẳn phải là Singgapore. Tính tại thời điểm năm 2015, người Singapore gốc Hoa chiếm 76,2% công dân Singapore làm cho họ trở thành nhóm sắc tộc lớn nhất tại Singapore. Singapore là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi Hoa kiều chiếm đa số dân số và có đại diện trong tất cả các tầng lớp xã hội Singapore, về chính trị và kinh tế.